Du lịch An Giang nên đi khi nào?

Là một vùng đất thiêng, nơi sinh ra biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt, An Giang vì thế mà còn được biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Cạnh đó, nơi này còn nổi tiếng với đặc sản thốt nốt, núi Thất Sơn huyền bí cùng với những câu chuyện tâm linh không thể đùa. Từ chính sức hút này, An Giang dường như là một mảnh ghép không thể thiếu của miền Tây nước nổi. Du lịch An Giang nên đi khi nào, mùa nào, tháng nào sẽ gợi ý cho bạn một số các kinh nghiệm vi vu vùng đất này một cách trọn vẹn nhất. 

>> Xem thêm: Chùm tour du lịch Châu Đốc, An Giang

Đôi nét về du lịch An Giang

Là tỉnh đầu nguồn của sông Cửu Long, An Giang sở hữu diện tích rộng lớn cùng với nhiều tọa độ du lịch hấp dẫn khách du lịch. Có thể thấy, cảnh quan của vùng đất này cực kỳ đa dạng, được tạo nên từ nhiều địa hình độc đáo như núi cao, sông dài, hồ nước, đổng ruộng với điểm nhấn là những công trình tôn giáo nổi tiếng. Chính điều này tạo nên cho An Giang một hình ảnh khác biệt, không phải là các miệt vườn sai trĩu quả như Cần Thơ mà là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc. 

Khi nhắc đến An Giang, người ta sẽ nghĩ ngay đến những biểu tượng đã làm nên thương hiệu huyền thoại của vùng đất này. Đó là truyền thuyết của vùng Bảy Núi, là rừng tràm Trà Sư đẹp hút hồn, là hồ Tà Pạ được ví như tuyệt tình cốc hay lễ hội đua bò đầy ấn tượng. Cùng với đó, sức hút của vùng đất này còn hiện hữu ở những lễ hội dân gian,, các công trình kiến trúc độc đáo và cả những làng nghề truyền thống đáng lưu giữ. 

Review về thời tiết và khí hậu ở An Giang

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, An Giang chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai mùa đó, đó là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Trong khi gió Tây Nam mát, ẩm thường gây mưa thì gió mùa Đông Bắc, thổi từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, vì thế mà nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Siberi, với độ ẩm lớn, không gây rét mà chỉ có phần hanh khô và nắng nóng. 

Ở An Giang, nhiệt độ trung bình khá cao và ổn định. Đặc biệt nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ chênh lệch rất ít, chỉ khoảng từ 1,5 đến 3 độ C, các tháng mùa mưa lại chỉ khoảng 1 độ C. Biểu đồ thời tiết khu vực này cũng ghi nhận nhiệt độ cao nhất năm rơi vào tháng 5, ở ngưỡng 36 đến 38 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ thấp nhất năm rơi vào tháng 10, dưới 18 độ C. 

Với vị trí địa lý đặc thù như vậy, An Giang mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 11 và mùa mưa kéo dài từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau. Theo đó, tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm đến 90% lượng mưa cả năm. Hơn nữa, lượng mưa lớn lại trùng với mùa nước lũ về trên sông Mê Kông nên đôi khi gây ra ngập úng nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô ở An Giang lại gây khó chịu bởi thời tiết nóng bức, nguồn nước khan hiếm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. 

Du lịch An Giang nên đi mùa nào, tháng nào?

Từ tháng 3 cho đến tháng 5

Trước khi đi vào mùa mưa kéo dài suốt nửa năm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, An Giang cũng như các tỉnh miền Tây khác đều trải qua mùa khô, từ tháng 3 cho đến tháng 5. So với khoảng thời gian từ tháng 12 cho đến tháng 2, mùa khô đặc trưng bởi thời tiết khô ráo, hầu như không có mưa. Đây là một điều kiện cực kỳ thuận lợi cho các chuyến đi đến các địa điểm không gặp trở ngại. 

Từ tháng 10 cho đến tháng 11

Đây là thời điểm mà hầu hết các tỉnh miền Tây đang vào mùa nước nổi. An Giang lúc này như chìm trong một biển nước mênh mông, từ nước từ đầu nguồn sông Mê Kông lại đổ ào ạt về vùng hạ lưu. Khi đó, An Giang nằm ở vị trí đầu nguồn vì thế cũng là nơi đón lũ về sớm nhất. Vào lúc này, chẳng có gì thú vị hơn là đến rừng tràm Trà Sư để đi dạo bằng thuyền và ngắm những thảm bèo nổi trên mặt nước cũng như thế giới tự nhiên xanh mát. 

Từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12

Cứ đến cuối tháng 11 hằng năm, rất nhiều khách du lịch chủ yếu là các bạn trẻ lại đổ về cánh đồng Tà Pạ để ngắm nhìn cánh đồng lúa chín xinh đẹp trước khi vào mùa gặt. Nơi đây từ lâu đã trở thành một tọa độ check in siêu nổi tiếng bởi không chỉ nhờ vẻ đẹp của những ruộng lúa chín vàng mà còn là vị trí đặc địa khi nằm cạnh đồi Tà Pạ và núi Tô, một trong bảy ngọn núi thiêng của dãy Thất Sơn. Để ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp của cánh đồng Tà Pạ, bạn có thể lái xe lên đỉnh Vồ Hội, đó là một vị trí tuyệt đẹp để ghi lại những bức tranh vàng rực xinh đẹp bên dưới. 

An Giang
An Giang

Du lịch An Giang vào thời điểm diễn ra các sự kiện và lễ hội

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ hay còn gọi là lễ Vía Bà là một lễ hội nổi tiếng của người dân Nam Bộ thuộc vùng núi Sam, thành phố Châu Đốc. Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích tỏ lòng biết ơn đến với bà Chúa Xứ, người đã được Ngọc Hoàng sai xuống trần gian để cứu độ chúng sinh và bà cũng là một trong 6 nữ thần bất tử theo tín ngưỡng dân gian. Tham gia vào lễ hội, du khách gần xa sẽ có dịp được chứng kiến các nghi thức truyền thống đặc sắc, bao gồm lễ khai hội, lễ phục hiện rước tượng Bà, lễ Tắm bà, thỉnh thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và một số lễ khác. 

  • Địa điểm tổ chức: Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
  • Thời gian diễn ra: 22-27/4 Âm lịch

Lễ hội Đua bò Bảy Núi

Đây là một lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ được tổ chức tại vùng Bảy Núi, An Giang. Được biết, lễ hội đua bò Bảy Núi không chỉ đơn thuần là một môn thể thao độc đáo mà còn là một hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Cứ vào dịp lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà), hàng chục các đôi bò từ khắp các huyện như Tri Tôn, Châu Phú, Thoại Sơn, Châu Thành, Tịnh Biên lại đổ về để tranh đấu, tạo ra một không khí sôi nổi. Lễ hội cũng làm thỏa mãn hàng nghìn người dân và du khách khi được tận mắt chứng kiến những trận đấu bò đầy khốc liệt và gây cấn. 

  • Địa điểm tổ chức: Vùng Bảy Núi, An Giang
  • Thời gian diễn ra: Cuối tháng 8 đầu tháng 9 Âm Lịch (dịp Tết Đôn Ta)

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Là một tỉnh có rất đông đồng bào Khmer sinh sống trên địa bàn, vì thế mà Tết Chôl Chnăm Thmây cũng được người dân nơi đây rất coi trọng và tổ chức linh đình. Đó là một ngày lễ đặc biệt quan trọng, là dịp để chào đón năm mới cũng như cầu chúc mọi may mắn, tốt đẹp đến cho mọi người. Vào dịp lễ này, mọi người thường chuẩn bị những bộ đồ đẹp, trang hoàng nhà cửa tươm tất cũng như đồ ăn, thức uống để thết đãi khách quý. Trong 3 ngày lễ tết, họ sẽ đến chùa để cùng tham gia vào những nghi thức chính như Lễ rước Đại lịch, lễ dâng cao và lễ đắp núi cát, lễ tắm tượng Phật và lễ cầu siêu. 

  • Địa điểm tổ chức: Toàn tỉnh An Giang
  • Thời gian diễn ra: 14-16/4 Dương lịch

Các lưu ý khi du lịch An Giang theo mùa

Do nằm gần xích đạo, An Giang vì thế cũng có những ngày nắng nóng đến cháy da, làm đổ mồ hôi cũng như gây hại đến làn da. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của mình, mọi người nên tránh đi vào những ngày này. Thay vào đó, để có thể tận hưởng được cảnh quan xinh đẹp, thuận lợi cho việc di chuyển, hãy chọn đi vào các tháng cuối năm hoặc đầu năm vì thời tiết lúc này được cho là dễ chịu nhất. 

Nếu có dự định du lịch An Giang vào mùa mưa, hãy sẵn sàng trong balo những vật dụng cần thiết như thuốc xịt côn trùng, áo mưa hoặc dù, kem trị vết đốt. Đó đều là những thứ cần thiết để bạn có một chuyến đi rừng tràm Trà Sư vào mùa nước nổi. Ngược lại, mùa nắng nên chuẩn bị thêm kem chống nắng, áo khoác, găng tay, kính râm. 

Nếu như Cần Thơ vốn là một địa điểm du lịch miền Tây đã quá quen thuộc với du khách thì An Giang lại là một vùng đất chứa nhiều điều kỳ diệu và bí ẩn, khiến không khí bạn trẻ có mong ước đến đây khám phá một lần. Dẫu vậy, trước khi lên lịch trình cụ thể cũng như chuẩn bị về vé máy bay, chỗ lưu trú, địa điểm ăn uống, cần lưu lại ngay các kinh nghiệm du lịch An Giang nên đi khi nào để có một hành trình tuyệt vời và đáng nhớ nhất. 

Thạch Quốc Hữu

Thạch Quốc Hữu