Kinh nghiệm du lịch An Giang tháng 4

Đi qua những ngày nắng nóng tháng 3, vùng đất thánh An Giang như được gột rửa bởi những cơn mưa xối xả của mùa khô, bắt đầu từ tháng 5. Nếu tiếc vì phải bỏ lỡ những sự hấp dẫn của vùng đất Bảy Núi tháng 3, hãy đến du lịch An Giang vào tháng 4, để ngắm nhìn sự thay đổi ngoạn mục từ mùa khô sang mùa mưa. Bên cạnh đó, thời điểm này sẽ đem đến cho du khách thêm một số các trải nghiệm hoàn toàn mới. 

>> Tham khảo: Tour du lịch Châu Đốc, An Giang

Có nên đi du lịch An Giang vào tháng 4?

Cũng giống như bao tỉnh thành khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, An Giang mùa nào cũng đẹp. Mùa khô, kéo dài từ tháng 12 cho đến tháng 4, thời tiết rất mát mẻ, dễ chịu, thuận tiện cho các hoạt động ngoài trời như thăm thú danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay các trò chơi giải trí. Đặc biệt, độ khoảng tháng 3-4, vùng đất được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt” cũng được khoác áo mới bởi vẻ đẹp rực rỡ của các loài hoa như ô môi, bằng lăng tím, bò cạp vàng. 

Hơn hết, tháng 4 là tháng kết thúc mùa khô ở An Giang, sắp chuyển qua mùa mưa với đặc trưng mưa nhiều, độ ẩm tăng cao. Mặc dù, thời tiết ở mùa này có phần dễ chịu, dịu nhẹ hơn nhưng những cơn mưa xuất hiện bất ngờ có thể làm cản trở đến hành trình thăm thú của du khách. Vì vậy, nếu mong muốn chuyến đi diễn ra thuận lợi, nắng đẹp, tiết trời khô ráo, tháng 3, tháng 4 vẫn là thời điểm phù hợp nhất. 

Du lịch An Giang tháng 4 có sự kiện, lễ hội gì?

Tháng 4 có thể nói là thời điểm mà ngành du lịch tỉnh An Giang trở nên sôi động, bởi thành phố Châu Đốc đang ráo riết chuẩn bị mọi thứ cho một kỳ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được mong đợi hằng năm. Kể từ khi trở thành lễ hội cấp quốc gia và mới đây nhất là được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, lễ hội vượt ra ngoài một nét đẹp tín ngưỡng, để trở thành một lễ hội hấp dẫn, mang tính cộng đồng cao hơn. 

Kéo dài từ 22 đến 27 tháng 4 Âm lịch, lễ vía Miếu Bà Chúa Xứ diễn ra suốt gần 1 tuần lễ tại khu vực núi Sam, thành phố Châu Đốc. Cũng như nhiều lễ hội khác, ngoài phần lễ bao gồm các nghi thức truyền thống như lễ tắm Bà, lễ phục hiện rước tượng Bà, lễ hội vía Bà còn có thêm phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn như biểu diễn văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian,vv…Qua nhiều năm gìn giữ và phát huy, lễ hội tổ chức ngày càng linh đình hơn, thu hút hàng chục nghìn người dân cùng khách hành hương về đây cầu an cũng như mong điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

>> Xem thêm: Thông tin về lễ vía bà chúa xứ Châu Đốc 2025

Ngoài lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ, du lịch An Giang tháng 4 còn mang đến cho du khách cơ hội được tham gia, tìm hiểu về lễ hội Chol-chnam-thmay, còn gọi là tết chịu tuổi của người Khmer. Theo đó, lễ hội này được tổ chức vào tháng Chét, theo Phật lịch Tiểu thừa, thường rơi vào giữa tháng 4 Dương lịch. Cũng là tết cổ truyền của dân tộc, Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer Nam Bộ cũng có những nét tương đồng so với tết Nguyên đán của người Kinh. Ngoài việc chuẩn bị các món bánh truyền thống như nùm-chrụt, nùm-tiên, người dân làng cũng giữ những phong tục đặc trưng như lễ đón giao thừa, đi chùa và tắm Phật. 

Những địa điểm du lịch An Giang nên đi vào tháng 4

Rừng tràm Trà Sư

Trước khi trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách, rừng tràm Trà Sư vốn là một vùng rừng ngập mặn hoang sơ, với hệ sinh thái đa dạng. Nơi đây được biết đến là thiên đường của những cây tràm, đồng thời cũng là ngôi nhà chung của nhiều loài chim cùng động vật hoang dã. Mặc dù ai cũng bảo mùa nước nổi mới là đẹp nhất nhưng cảnh vật ở rừng tràm vào mùa khô cũng đẹp một cách xao xuyến. Ngồi trên thuyền, lảo đảo theo dòng nước trong xanh, len lỏi vào cánh rừng tràm xanh ngắt hay khám phá mùa sinh sản của các loài động vật là những hoạt động thú vị chỉ có ở Trà Sư. 

Chợ nổi Long Xuyên

Nếu như Cần Thơ có chợ nổi Cái Răng khiến du khách quên lối về thì An Giang cũng có riêng một khu chợ nổi cho riêng mình, đó là chợ nổi Long Xuyên. Dù không còn nhộn nhịp như trước, song mọi tập quán mua bán trên sông vẫn diễn ra đều đặn mỗi ngày, tô điểm thêm nếp sống bình dị của người dân vùng sông nước. Chợ bắt đầu từ tầm 5h sáng, đến giữa trưa thì tan. Cái chớm lạnh của sương mai vẫn không cản bước  của những ai vốn yêu thích thiên nhiên và khám phá những điều mới lại. Thử một lần đi chợ nổi Long Xuyên, bạn sẽ thấy rằng, cuộc sống ở vùng sông nước bình dị vô cùng. Chỉ là cái khoảnh khắc bắt trọn ánh mặt trời lên, ăn một tô bún nóng hổi, nhấp một ly cà phê đắng nhẹ cũng đủ khiến lòng ta thêm bâng khuâng. 

Búng Bình Thiên

Nằm gần với biên giới Campuchia, búng Bình Thiên là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Thắng cảnh này được ví như “hồ nước trời”, bởi mặt hồ không chỉ rộng lớn mà soi bóng trong vắt. Không chỉ giữ vai trò điều tiết nước cho châu thổ của sông Mê Kông, búng Bình Thiên còn là điểm điểm hấp dẫn bởi vẻ đẹp ấn tượng của nó. Việc di chuyển trên mặt hồ tham quan búng sẽ được chuyên chở bằng thuyền, mỗi thuyền chở khoảng 4-10 người với mức giá từ 150.000đ và mỗi vòng sẽ mất thời gian khoảng 40 phút. Ngồi trên thuyền, du khách sẽ được thong dong giữa khoảng nước mênh mông, ngắm nhìn trăm hoa đua nở, vạn vật sinh sôi, cảm nhận cuộc sống chậm rãi, bình dị của người dân bản địa. 

Bên cạnh đó, tháng 4 cũng là thời điểm đẹp để ghé thăm những điểm tham quan nổi tiếng của An Giang. Đó là vùng Thất Sơn (Bảy Núi), khu du lịch núi Sập, đồi Tức Dụp, núi Cấm, làng nổi Châu Đốc, cánh đồng Tà Pạ, làng dệt thổ cẩm Châu Giang,vv… Có thể thấy rằng, vùng này không chỉ có sông nước hữu tình, những cánh đồng với hàng trăm cây thốt nốt chạy dài mà còn cuốn hút du khách gần xa bởi ngọn núi Thất Sơn, nơi cất giấu những câu chuyện bí ẩn đầy tâm linh. 

>> Xem thêm: Các điểm check-in mới & đẹp ở An Giang

Ăn gì khi đi du lịch An Giang vào tháng 4?

Cũng như bao vùng khác ở miền Tây, An Giang vào mùa nước nổi cũng ê hề những món sản vật hấp dẫn. Vào mùa này, nhiều nhất vẫn là cá linh, loài cá chỉ to bằng 1-2 ngón tay nhưng thịt ngon, có thể đem chế biến thành nhiều món như cá linh chiên giòn, cá linh kho lạt hay lẩu cá linh. Ngoài ra, bông điên điển cũng mọc rất nhiều vào mùa nước nổi, được người dân hái và nấu nhiều món như làm gỏi, xào với tép đồng hoặc ăn sống chấm cá kho, nhúng lẩu. 

Là vùng đất có nền ẩm thực giao thoa rất ấn tượng, An Giang vì thế cũng chiêu đãi khách thập phương biết bao nhiêu là món ngon cua lạ. Không chỉ ngon, phong phú, những “thức quà” của nơi này cũng đa dạng theo vùng, cứ mỗi một địa phương lại có những món ăn đặc trưng riêng. Chẳng hạn, ở Châu Đốc có lẩu mắm, bún cá, lẩu cá bông lau, bò bảy món Núi Sam, hay vùng Bảy Núi (Tịnh Biên, Tri Tôn) có đặc sản thốt nốt, gà đốt Ô Thum, còn ở Tân Châu có món gỏi sầu đâu trứ danh. 

Du lịch An Giang tháng 4 cần lưu ý những gì?

An Giang sở hữu rất nhiều các địa điểm du lịch tâm linh, nhất là Khu du lịch Núi Sam, nơi có rất nhiều đền, chùa, am, miếu, động. Bởi vậy, cần thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính của mình, bằng cách mặc trang phục kín đáo, lịch sự, trong quá trình tham quan không la hét, cười đùa giỡn hớt. 

Là một lễ hội lớn của cả nước, mang đậm giá trị tín ngưỡng tâm linh, lễ vía Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc mỗi năm vẫn thu hút hàng triệu lượt du khách đến tham quan, cúng viếng. Vì vậy, nếu du lịch An Giang vào tháng 4 (tính theo Âm lịch),  mỗi người lưu ý bảo quản tài sản cá nhân nơi đông người, không mua đồ viếng từ những người mời chào ở cổng hoặc sử dụng các dịch vụ như xem bói, xin xăm hoặc nhận lộc từ người lạ bên ngoài, tránh bị đòi tiền oan. 

Có thể thấy, thời tiết tháng 4 cực kỳ đẹp để du lịch An Giang bởi hầu hết các ngày đều có nắng, ít mưa tuy nhiên độ ẩm thấp có thể khiến du khách cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi đến những vùng khô khốc như Bảy Núi. Bù lại, với đặc điểm thời tiết như thế này, rất thuận lợi cho mọi hoạt động ở vùng đất thánh, dù là tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay đi thuyền trên các con hồ, búng.

Liên hệ tư vấn & đặt dịch vụ ở Miền Tây
Picture of tunglam

tunglam