Tháng 5 là tháng bắt đầu vào hè với thời tiết có nắng ấm áp, không quá oi bức, đây là thời điểm tuyệt vời để du khách tham quan, khảm phá vẻ đẹp sông nước của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Với những cánh rừng mênh mông, những đồng lúa bát ngát, những dòng sông êm đềm luôn mang màu phù sa, miền Tây sông nước là điểm đến lí tưởng cho du khách thích sự yên bình, gần gũi của thiên nhiên. Nơi đây không chỉ thu hút du khách qua vẻ đẹp của thiên nhiên mà con có nền văn hóa địa phương độc đáo, đa dạng cùng với ẩm thực phong phú.
Mục lục nội dung
ToggleKhí hậu, thời tiết miền Tây vào tháng 05
Khí hậu miền Tây Nam Bộ chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô ở miền Tây bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 hằng năm. Có thể thấy được tháng 05 là thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô, vậy nên khí hậu tháng 05 tại miền Tây cực kì thích hợp để đi du lịch vì thời tiết không quá nắng nóng và ẩm ướt.
Mặc dù là thời điểm giao mùa, nhưng thời tiết ở miền Tây vẫn khá nóng vào tháng 05. Nhiệt độ cao nhất ở khoảng 36 đến 38 độ C và khả phổ biến trên địa bàn miền Tây Nam Bộ. Nhiệt độ thấp nhất rơi vào 23 đến 25 độ C, có sự khác biệt giữa ngày và đêm.
Tháng 05 cũng là thời điểm đầu mùa mưa ở miền Tây nên thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn mưa rào đầu mùa, trải rộng trên cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Những cơn mưa đầu mùa này giúp làm dịu đi cái oi bức mùa hè để du khách có thể cảm nhận rõ nét vẻ đẹp nên thơ và sự trù phú của thiên nhiên mang lại một cách dễ chịu hơn. Để đảm bào hành trình được thuận lợi, du khách nên tham khảo trước thời tiết địa điểm cần đến để chuẩn bị vật dụng cho phù hợp.
Các sự kiện, lễ hội đặc biệt ở miền Tây trong tháng 05
Lễ hội Chùa Bà Núi Xứ
Thời gian: 23 – 27/04 âm lịch hằng năm
Địa điểm: Núi Sam – tỉnh An Giang
Cuối tháng 05 năm nay trùng với tời điểm diễn ra lễ hội Chùa Bà Núi Xứ tại miền Tây. Đây được coi là lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Ngày vía chính của lễ hội này là ngày 25/04 âm lịch, đây là ngày người dân địa phương tìm thấy tượng Bà.
Hoạt động này được chia làm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với những nghi thức: Lễ phục hiện rước tượng bà xuống miếu thờ, Lễ tắm bà, Lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu, Lễ túc yết, Lễ xây chầu, Lễ chánh tế và Lễ hồi sắc. Lễ phục hiện rước tượng bà diễn ra vào 22/4 âm lịch từ đỉnh núi Sam về miếu bà, lễ tắm bà diễn ra vào đêm 23 rạng sáng 24 âm lịch. Lễ tắm được thực hiện một cách kín đáo bởi 9 người phụ nữ đồng trinh. Chiều ngày 24/4 âm lịch sẽ diễn ra Lễ thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân. Vào đêm 25 rạng sáng 26 sẽ diễn ra Lễ túc yết và Lễ xây chầu với ngi thức cúng tế của người dân địa phương, để cầu cho mưa thuận gió hòa, người dân khỏe mạnh, an cư lạc nghiệp, mùa màng bội thu. Lễ hội Chùa Bà Núi Xứ sẽ kết thức sau khi diễn ra Lễ chánh tế và Lễ hồi sắc vào ngày 27 tháng 04 âm lịch. Phần Hội của lễ hội Chùa Bà Núi Xứ luôn được du khách quan tâm và mong chờ nhất. Đây là hoạt động tín ngưỡng được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp quốc gia vào năm 2001. Phần Hội được đan xen tổ chức với các chương trình mang đậm bản sắc văn hóa của 4 dân tộc anh em Kinh, Chăm, Hoa, Khmer như tuần lễ thể thao, văn hóa, trình diễn văn nghệ dân tộc, trò chơi dân gian địa phương,…Với những những đặc trưng tín ngưỡng và các hoạt động thú vị, Lễ hội Chùa Bà Núi Xứ luôn thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi nơi đến dâng lễ và trải nghiệm hằng năm.
Lễ hội cúng biển Mỹ Long
Thời gian: Ngày 10 – 12 tháng 5 âm lịch
Địa điểm: Tỉnh Trà Vinh
Lễ hội cúng biển Mỹ Long đã trở thành Di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia, đay là một điểm hẹn trẩy hội của nhiều cư dân vùng biển và cả du khách mùa này. Lễ hội bắt đầu diễn ra vào ngày mồng 10, người dân địa phương bắt đầu tất bật chuẩn bị lễ, nấu nướng để có những bữa ăn chu đáo nhất chào mừng du khách thập phương về thăm. Rạng sáng ngày 11, lễ nghinh ông Nam Hải bằng tàu biển diễn ra một cách hoành tráng và đầy sự trang trọng bằng tấm lòng biết ơn với biển cả của cư dân vùng biển, mong một năm ra khơi thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang. Hoạt động này gồm một đoàn thuyền kết hoa rực rỡ kéo còi rền vang rời bến đi rước ông bằng dàn nhạc ngũ âm và múa lân rộng ràng. Biển cả luôn là chỗ dựa tinh thần, một điểm tựa rất lớn trong tâm linh và tín ngưỡng của ngư dân ven biển. Đây không chỉ là tín ngưỡng của người dân ven biển Trà Vinh mà còn là tín ngưỡng của cư dân ven biển Nam Trung Bộ. Làng chài nào cũng có miếu thờ cá Voi mà ngư dân gọi là cá Ông, hay Đức Ông Nam Hải. Tiếp sau đó là các lễ Giỗ tiền chức, Chánh tế, Chánh tế Bà chúa xứ, Nghinh ngũ phương và Lễ tống tàu ra khơi lần lượt được thực hiện. Với lòng hiếu khách nồng ấm, ngư dân nơi đây xem việc đón tiếp càng nhiều lượt khác ghé thăm thì niềm vui càng to lớn. Họ sẽ cùng nhau chung tay chén rượu, chung trà, cơm trắng, cá tươi và thức ngon từ biển cả. Đến buổi tối của lễ hội, sẽ có các buổi biểu diễn hát bội và các màn múa bóng rỗi đặc sắc mà chỉ ở những lễ hội ven biển mới có. Đan xen với đó là các trò chơi dân gian của bà con vùng biển Mỹ Long chờ đón du khách tham gia thử tài.
Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy
Thời gian: Lễ hội Thượng điền Kỳ Yên đình Bình Thủy – 12-14/04 âm lịch
Địa điểm: Đình Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
Đình Bình Thủy còn được gọi là Kỳ Yên Cổ Miếu, là di tích lịch sử cấp Quốc gia tọa lạc tại làng Long Tuyền. Lễ Hội Kỳ Yên là hoạt động lớn nhất tại đây diễn ra 2 lần trong năm là Kỳ Yên Thượng và Kỳ Yên Hạ. Tháng 5 này tại thành phố Cần Thơ là thời điểm diễn ra lễ hội Thượng điền Kỳ yên đình Bình Thủy hay còn gọi là Kỳ Yên Thượng diễn ra 3 ngày từ ngày 12 – 14/04 âm lịch. Hoạt động này được tổ chức nhằm thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt xưa. Với ý nghĩa to lớn đó vfa những hoạt động mang tính truyền thống, vào năm 2018, Lễ hội Kỳ Yên đình Bình Thủy được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Thượng điền Kỳ Yên đình Bình Thủy được chia ra thành 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ là lễ hội cũng Bổn Thánh Thành Hoàng hay Thành Hoàng làng được diễn ra vào tháng 04 âm lịch hằng năm sau sau mỗi mùa vụ thu hoạch, nhằm cầu án, cúng tế, rước thần,…Các lễ gồm: Lễ đưa sắc thần du ngoạn, Lễ chánh tế, Lễ tế Thần nông, Lễ thay khăn sắc thần. Đến phần hội được tổ chức rộn rằng với nhiều trò chơi dân gian vui nhộn, thú vị như kéo co, đua thuyền,.. Ngoài ra còn có các hội thi mâm xôi nghệ thuật hay hát tuồng cổ. Tất cả đều mang một màu sắc văn hóa truyền thống độc đáo xuyên suốt cả lễ hội.
Những trải nghiệm thú vị khi đi du lịch miền Tây vào tháng 05
Khám phá chợ nổi – Đặc sản sông nước miền Tây
Du lịch miền Tây vào tháng 05, du khách có điều kiện thuận lợi cả về thời tiết lẫn sản vật địa phương dồi dào để du khách trải nghiệm, khám phá một nét văn hóa rất độc đáo miền sông nước – Chợ nổi. Chợ nổi ở miền Tây không giống với bất kì loại hình chợ truyền thống nào, chợ được họp lại bới các thuyền, ghe buôn bán đủ mặt hàng từ hàng tiêu dùng cá nhân, những sản vật địa phương đến những hàng ẩm thực độc đáo trên sông. Những khu chợ nổi luôn tấp nập, nhộn nhịp và mang một nét đặc trưng riêng mà chỉ miền Tây sông nước mới có. Du khách có thể tham quan, mua sắm ở chợ nổi để bắt đầu một ngày mới với trải nghiệm đầy thú vị và khó quên.
Miền Tây Nam Bộ có 7 khu chợ nổi lớn, đặc sắc nhưng nổi bật nhất phải kể đến chợ nổi Cái Răng thuộc quận Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ. Tiếp đến, các khu chợ nổi khác như: chợ nổi Phong Điền – Cần Thơ, chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang, chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long, chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang, chợ nổi Long Xuyên – An Giang, chợ nổi Cà Mau.
>> BẢNG GIÁ VÉ THUÊ TÀU THUYỀN ĐI CHỢ NỔI CÁI RĂNG
Khám phá các khu du lịch sinh thái miền Tây
Là vùng đất có mạng lưới kênh ngòi dày đặc với thảm thực vật phong phú là điều kiện tuyệt vời để miền Tây Nam Bộ phát triển các khu du lịch sinh thái để du khách trải nghiệm khi đi du lịch. Các trò chơi dân gian, miệt vườn luôn là những trải nghiệm không thể thiếu khi đến với những khu du lịch sinh thái miền sông nước. Từ những trò chơi yêu cầu kĩ năng và sự khéo léo cao như đi xe đạp trên cầu khỉ, đu dây qua mương, câu cá sấu đến những trò chơi yêu cầu sự phối hợp của đồng đội như trò chơi lắc cầu, tát mương bắt cá hay trò chơi đầy thư giản như massage cá,..là những trải nghiệm du kahchs không thể bỏ qua. Không những thế, tại các khu du lịch sinh thái, du khách có thể thưởng thức trọn vẹn những đặc sản địa phương qua cách chế biến tài tình cùng với thưởng thức đờn ca tài tử ở chòi ven sông, tour đi vườn trái cây theo mùa,..
Nhắc đến miền Tây thì không thể thiếu các khu du lịch sinh thái. Dù đặt chân đến bất kì tỉnh nào tại đồng bằng Sông Cửu Long, du khách cũng có thể bắt gặp loại hình này. Các khu du lịch sinh thái được đầu tư bài bản có thể kể đến như: Cồn Long, Cồn Lân (Tiền Giang), Cồn Quy, CỒn Phụng (Bến Tre), khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh (Cần Thơ), Khu du lịch sinh thái Lan Vương (Bến Tre),…
Du lịch miền Tây vào tháng 5 sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm độc đáo và thú vị. Với những kinh nghiệm mà Khám phá miền Tây đã chia sẻ, hy vọng bạn có thể lên kế hoạch và chuẩn bị thật tốt để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của miền sông nước dù là đi tự túc hay là tham gia tour du lịch miền Tây. Đừng quên thử các món ăn địa phương, tham gia vào các hoạt động văn hóa và khám phá những địa điểm ít người biết đến để làm phong phú thêm hành trình khám phá của mình. Chúc bạn có một chuyến đi đáng nhớ và tràn đầy cảm xúc tại miền Tây mến khách!