Nhà công tử Bạc Liêu

Là một trong số những điểm du lịch tiêu biểu, nổi bật của tỉnh Bạc Liêu, Nhà công tử Bạc Liêu đích thị là một điểm đến lịch sử mà bất cứ du khách nào cũng không nên bỏ qua. Nếu như những địa danh lịch sử tại Việt Nam tạo dấu ấn bởi các mốc son ấn tượng về lịch sử, gắn liền với một trận chiến oanh liệt, vang dội thì nhà công tử Bạc Liêu lại nói về nhiều hơn đến một vị công tử giàu có nức tiếng ở xứ cơ cầu khi xưa. Vậy, Nhà công tử Bạc Liêu ở đâu? Có gì đáng tham quan? Cùng tìm hiểu nhiều hơn qua những thông tin sau. 

>> Tham khảo: Tour du lịch Bạc Liêu

Giới thiệu về Nhà công tử Bạc Liêu

Khi xuôi về Bạc Liêu, một tỉnh của miền Tây Nam Bộ Việt Nam, du khách sẽ được nhắc nhiều đến một địa điểm mang tên nhà Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà này không chỉ thu hút bởi kiến trúc bề thế vượt thời gian mà còn gắn liền với những giai thoại về một chàng trai từng là người giàu có bậc nhất xứ Nam Kỳ xưa. Chính nhờ những đặc điểm độc đáo ấy, khu nhà này đã được công nhận là Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2014 và được UBND tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2019. 

Nói về kiến trúc của nhà công tử Bạc Liêu, nó được coi là biệt phủ rộng và đẹp nhất không chỉ ở Bạc Liêu mà còn ở khắp cả Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Mặc dù không phải là người xây nên song người đời thường nhắc đến nhiều hơn tới ông Trần Trinh Huy, chính là công tử Bạc Liêu xưa. Ông vốn là con trai thứ ba của ông hội đồng Trần Trinh Trạch, vốn nổi tiếng với sự giàu có và độ ăn chơi khét tiếng một vùng vào thời Pháp thuộc. Tên tuổi của ông đã gắn liền với các giai thoại như đốt tiền làm đuốc, đốt tiền nấu chè, lái máy bay riêng hay những buổi tiệc tùng xa xỉ. 

Cũng chính nhờ những câu chuyện hấp dẫn, ly kỳ về độ giàu có, thói ăn chơi xa hoa cùng sự đào hoa, đa tình mà nhiều người cũng có ý muốn đến thăm khu nhà công tử Bạc Liêu để biết nơi “cậu Ba” từng sinh sống. Dù cho những tài liệu về công tử Trần Huy Trinh không ít song nếu một lần được đặt chân đến đây, nghe kể chuyện về ông cũng như ngắm nhìn kiến trúc biệt phủ, các đồ cổ giá trị sẽ phần nào hiểu hơn về tính cách, gu thẩm mỹ cũng như cuộc đời thăng trầm của ông. 

Lịch sử của Nhà công tử Bạc Liêu

Nhà của công tử Bạc Liêu được xây dựng bởi cha của ông là ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch khi con trai mới được 19 tuổi. Thời gian xây dựng ngôi biệt phủ này rơi vào khoảng 2 năm, từ năm 1917 đến năm 1919 mới hoàn thành. Được biết, ngôi nhà này ước tính có giá trị tài sản lên đến hơn 400 tỷ và được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Pháp. Với nét đẹp tinh tế, thừa hưởng kiến trúc Đông và Tây, đây được xem là một trong những ngôi nhà to đẹp, sang trọng bậc nhất xứ lục tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ. 

Mặc dù thừa hưởng khối tài sản khổng lồ từ cha, thế nhưng sau khi cha mất, công tử Bạc Liêu lại không biết khuếch trương nó mà ngược lại, ông lại sa vào những thú vui ngút trời. Đến khi ông mất, các con cũng bán nốt căn nhà duy nhất mà cha để lại ở Sài Gòn, chia mỗi người một ít rồi phận ai nấy sống. Hầu hết những người con của Trần Huy Trinh đều có một cuộc sống khốn khó, trái ngược hoàn toàn với người cha của mình.

Riêng khu Nhà Lớn của Trần Gia, đã bị chính quyền Sài Gòn xung công từ năm 1973. Điều này cũng bác bỏ tin đồ rằng Khu nhà công tử Bạc Liêu bị tịch thu trước đó. Trải qua nhiều biến cố, tranh chấp, phân chia tài sản, nơi đây giờ đã trở thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu có 7 phòng ngủ. Du khách đến đây không chỉ được tham quan mà còn có thể thuê phòng để qua đêm, một lần được sống tại dinh thự của người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu nức tiếng một thời.

Nhà Công tử Bạc Liêu ở đâu? Hướng dẫn cách di chuyển

Hiện tại, Khu nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc ở địa chỉ số 13 đường Điện Biên Phủ, P.3, thành phố Bạc Liêu. Có thấy thấy, ngôi nhà hiện lên một cách nổi bật giữa một vùng, gây ấn tượng bởi sự bề thế đáng kinh ngạc cũng như phong cách kiến trúc sang trọng vượt thời gian. Vị trí của khu nhà nằm cách TP. Cần Thơ khoảng 100km và cách Cà Mau khoảng 70km. 

Để đi đến được nhà công tử Bạc Liêu, du khách có thể chọn phương tiện máy bay hoặc xe khách cũng như phương tiện cá nhân. Đầu tiên, với những du khách ở xa, có thể bay thẳng đến Cần Thơ hoặc Cà Mau trước, sau đó sử dụng dịch vụ thuê xe để đến địa điểm cần đến. Nếu đi bằng xe khách, có nhiều hãng xe khai thác tuyến Sài Gòn – Bạc Liêu như Ngọc Ánh, Đức Trọng, Phương Trang,vv… 

Đối với những du khách lựa chọn xe máy hoặc ô tô cho hành trình của mình, có thể tham khảo Google Maps. Từ Sài Gòn đi đến nhà công tử Bạc Liêu khoảng hơn 250km, mất hơn 5 tiếng để di chuyển. Từ trung tâm TPHCM, chỉ cần đi theo Quốc lộ 1A về phía Tây Nam, đi đường lớn qua các tỉnh như Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng. Khi đến địa phận tỉnh Sóc Trăng, tiếp tục đi về phía Tây dọc theo quốc lộ 1A, sẽ đến Bạc Liêu. Tại đây, chỉ cần hỏi đường về nhà công tử Bạc Liêu rồi đi thẳng đến đó. 

Đến Nhà công tử Bạc Liêu có gì chơi?

Kiến trúc pha trộn Đông – Tây độc đáo

Không chỉ nổi tiếng về giai thoại gắn liền với cuộc sống ăn chơi sa đọa của Trần Huy Trinh, khu nhà công tử Bạc Liêu giờ đây còn gấy ấn tượng mạnh bởi kiến trúc bề thế khó có nơi nào sánh kịp. Mặc dù, công trình này đã có đến hơn trăm năm tuổi, song với những giá trị kiến trúc, nghệ thuật còn sót lại, cũng đủ cho thấy rằng nó không hề bị cổ hũ, lạc hậu mà ngược lại, càng thấy quý giá và được đánh giá cao. 

Đến với nhà công tử Bạc Liêu, đó không phải là một ngôi nhà đơn mà là một khu tổ hợp với nhiều công trình khác nhau. Được biết, các vật liệu xây dựng cũng như nội thất của ngôi dinh thự này đều từ Paris mang về. Hầu như các chi tiết, đồ đạc như bù long, ốc vít đều có đóng dấu chìm mẫu tự P để thể hiện xuất xứ. Bước vào bên trong căn nhà, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi nội thất sang trọng, kiến trúc tinh tế, hài hòa vượt bậc. Đặc biệt, những đèn chùm màu vàng được gắn trên trần tỏa ra thứ ánh sáng chói lóa, mang lại sự sang trọng nhưng cũng không kém phần ấm cúng. 

Những hiện vật cổ đắt giá

Mặc dù, rất nhiều đồ cổ, đồ dùng quý giá của Nhà Lớn đã bị cướp lấy, bị thiêu rụi, song vẫn còn một số hiện vật giá trị vẫn còn giữ lại và trưng bày hiện nay. Nổi bật trong đó là bộ trường kỷ khắc “Ngũ Sơn”, nằm ngay chính giữa phòng khách thu hút rất đông khách tham quan. Nhìn trên tường, thấy có bộ tranh “Tứ Bình” (mai, lan, cúc, trúc) được chạm gỗ vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo. Bên trong nhà công tử Bạc Liêu còn có các tủ trưng bày các đồ vật quý hiếm, chẳng hạn như máy hát, đồng hồ quả lắc bằng gỗ,vv…

Đặc biệt, bên cạnh thói ăn chơi trác táng, độ mê gái khó ai bì thì công tử Bạc Liêu cũng có sở thích sưu tầm các món đồ độc lạ. Ngay từ thời đó, ông đã không tiếc tiền vung tay mua vô số món đồ yêu thích, trong đó có những đồ vật khá hiện đại như tivi trắng đen, máy nghe nhạc Akai. Ngoài ra, một khu vực khác của ngôi nhà cũng đang trưng bày chiếc xe hơi cổ, được cho là được ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 để đón con trai là Công tử Bạc Liêu đi du học từ Pháp trở về. Tuy của cải có sự mất mát nhiều, song những gì còn sót lại cũng đủ minh chứng rằng “cậu Ba” của ông hội đồng Trần đã từng có một cuộc sống vương giả và hào hoa ra sao. 

Một số lưu ý khi tham quan Nhà công tử Bạc Liêu

Mặc dù công tử Bạc Liêu vốn nổi tiếng với thói ăn chơi xa xỉ, thói mê gái, song cuộc đời của ông phần nào phản ánh được đời sống thượng lưu của các tá điền thời ấy. Dinh thự hiện nay cũng là một di tích quan trọng, có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa cần được bảo tồn, phát triển. Vì vậy, khi đến đây, du khách cần lưu ý một số vấn đề trong suốt quá trình tham quan:

  • Bên trong nhà công tử Bạc Liêu hiện vẫn còn trưng bày nhiều món đồ, vật dụng quý hiếm, có giá trị cao như xe cổ, bộ bàn ghế xà cừ, điện thoại bàn, máy nghe nhạc vẫn còn hoạt động. Do đó, để tránh rắc rối cho mình, du khách chỉ nên tham quan xung quanh, hạn chế chạm hoặc ngồi vào, bởi có thể làm trầy xước, hư hại đến các hiện vật cổ. 
  • Khu nhà công tử Bạc Liêu quy định mở cửa từ 9h sáng và đóng cửa vào lúc 6h tối, tất cả các ngày trong tuần. Khách tham quan cần nắm rõ mốc thời gian này để thuận tiện cho hành trình của mình. 
  • Hiện nay, khu nhà của công tử Bạc Liêu áp dụng giá vé là 30.000/ vé cho người lớn và 20.000đ/ trẻ em. Đây là mức phí để bảo tồn, gìn giữ và chăm nom ngôi dinh thự này. 
  • Để nghe thuyết minh về công tử Bạc Liêu, du khách cần liên hệ đặt tour sẽ có hướng dẫn viên đi cùng. Nếu đi một mình, có thể nhờ những người am hiểu về lịch sử, cuộc đời của ông Trần Huy Trinh. 
  • Nếu có nhu cầu nghỉ ngơi tại chính căn phòng của công tử Ba Huy, cần phải liên hệ để đặt trước tầm 1 tháng. Bởi khách sạn Công tử Bạc Liêu hiện tại có rất đông du khách muốn có sự trải nghiệm đặc biệt này. 

Giờ đây, khi chủ nhân của ngôi nhà ấy đã không còn, song những gì còn sót lại, đã đủ minh chứng về sự giàu có xa xỉ và thói ăn chơi trác tác của chàng công tử đã từng nức tiếng ở Nam Bộ một thời. Không chỉ đơn thuần là một di tích lịch sử mà khu nhà của công tử Bạc Liêu còn là biểu tượng cho sự thịnh vượng, uy quyền của vùng đất Bạc Liêu thời đó. Vì vậy, nó đã được nhà nước bảo tồn, phát huy giá trị để góp phần gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa phát triển thành một địa điểm du lịch miền Tây hấp dẫn khó thể bỏ qua. 

Liên hệ tư vấn & đặt dịch vụ ở Miền Tây
Picture of tunglam

tunglam